Thứ 5, 29/08/2024, 07:19 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lấy đất của dân giao doanh nghiệp làm dự án không có quyết định thu hồi?

Lấy đất của dân giao doanh nghiệp làm dự án không có quyết định thu hồi?
(Tieudung.vn) - Chính quyền TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã tự ý lấy gần 07ha đất của bà Trần Hoa Sen (tại ấp 7, phường An Thới) để giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án kinh tế, thương mại nhưng không giao quyết định thu hồi đất, không có thỏa thuận bồi thường…

Mới đây, phản ánh đến Báo Kinh tế và Đô thị, bà Trần Hoa Sen (trú tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, Phú Quốc – Kiên Giang) cho biết, UBND TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã lấy đất của bà giao cho doanh nghiệp làm thương mại nhưng bà không biết, không nhận được quyết định thu hồi, không được bồi thường theo quy định...

Nguồn gốc sử dụng đất của bà Sen ổn định từ hàng chục năm qua. Cụ thể, ngày 25/6/2004, bà Sen nhận chuyển nhượng thửa đất nông nghiệp của ông Tăng Minh Khởi, sinh năm 1965, trú tại ấp 7, thị trấn An Thới, Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đất có diện tích khoảng 40.000 m2 (sau này đo thực tế là 36.679,5 m2), trên đất có hoa màu. Đất có nguồn gốc là do ông Khởi khai phá từ năm 1997. Từ khi nhận đất xong, bà Sen tiếp tục trồng hoa màu.

Lấy đất của dân giao doanh nghiệp làm dự án không có quyết định thu hồi?

Hàng loạt biên lai nộp thuế sử dụng đất ở của bà Trần Hoa Sen từ nhiều năm trước

Quá trình canh tác, bà Sen nhận chuyển nhượng tiếp phần đất gồm 2 thửa của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung liền kề, thửa thứ nhất có diện tích 9.499,5 m2 và thửa thứ 2 có diện tích 15.000 m2. Trong thời gian canh tác, bà Sen đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước và hiện còn lưu giữ biên lai nộp thuế. Đồng thời, trên sơ đồ trích đo đất của chính quyền địa phương đều thể hiện “chủ đất” là bà Trần Hoa Sen.

Năm 2007-2008, bà Sen làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nhận chuyển nhượng của ông Khởi, lúc đó UBND xã có nêu lý do chờ “cấp đại trà”, nên đến nay (mặc dù thủ tục đã nộp đầy đủ) bà Sen vẫn chưa nhận được sổ theo quy định.

Do sợ trâu bò phá và các hộ bên lấn đất nên năm 2016, bà Sen đã thuê người làm bờ rào bằng cọc bê tông, giăng dây thép gai để bảo vệ đất. Năm 2018-2019, bà Sen tiếp tục làm thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sừ dụng đất của 2 thửa đất còn lại.

Lấy đất của dân giao doanh nghiệp làm dự án không có quyết định thu hồi?

Để vào được đất của gia đình bà Sen đã mời chính quyền địa phương đến chứng kiến để mở hàng rào che chắn mới vào được khu đất của mình

Tháng 4/2021, do dịch Covid-19 bùng phát, bà Sen lên TP Hồ Chí Minh ở với con để giúp con học hành, khi trở về thì “bất ngờ” thấy đất của mình bị doanh nghiệp cho người đập phá toàn bộ bờ rào cũ, tự tiện quây hàng rào mới để làm dự án và không cho bà Sen vào khu đất nhà mình.

“Nhân viên và bảo vệ của dự án cho biết, Nhà nước đã lấy đất của tôi giao cho một đơn vị thực hiện dự án. Tuy nhiên khi tôi hỏi quá trình được giao đất có giấy tờ gì chứng minh hay không thì họ không xuất trình” - bà Sen kể lại.

Lấy đất của dân giao doanh nghiệp làm dự án không có quyết định thu hồi?

Bà Trần Hoa Sen đã gửi đơn đi khắp nơi, tuy nhiên, đến nay, ngoài những văn bản “chuyển đơn”, chưa có bất cứ quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan chức năng

Cho rằng các hành vi, hoạt động của chủ đầu tư dự án trên đất thuộc quyền sử dụng của bà là rất vô lý, bà Sen đã làm đơn khiếu nại gửi UBND TP Phú Quốc và UBND tỉnh Kiên Giang để mong được giải quyết thoả đáng theo pháp luật. Đồng thời, bà Sen cũng nhiều lần đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang và UBND TP Phú Quốc cung cấp quyết định thu hồi đất và các quyết định có liên quan, song đến nay phía chính quyền địa phương vẫn “án binh bất động”.

Vì vậy, bà Sen đã làm đơn tố giác chủ đầu tư đến Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an, về hành vi hủy hoại tài sản và chiếm đất bất hợp pháp của bà.

“Trong trường hợp đất của tôi bị thu hồi giao cho chủ đầu tư đúng theo quy định của pháp luật thì phải yêu cầu doanh nghiệp thỏa thuận với tôi về việc bồi thường theo giá , khi nào giải quyết xong vấn đề bồi thường thì tiến hành giao đất cho doanh nghiệp. Nếu thu hồi đất theo đúng trình tự quy định của pháp luật, tôi sẽ hợp tác, đằng này tự ý lấy đất trong khi không có quyết định thu hồi đất, chưa kiểm đếm tài sản trên đất và thỏa thuận đơn giá bồi thường” - bà Sen bức xúc.

Đáng chú ý, liên quan đến những phản ánh của bà Sen, ngày 19/10/2022, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành văn bản số: 8300/VP-TCD gửi Chủ tịch UBND TP Phú Quốc, về việc chuyển đơn của bà Trần Hoa Sen (đơn do Văn phòng Chính phủ chuyển đến).

Lấy đất của dân giao doanh nghiệp làm dự án không có quyết định thu hồi?

Văn phòng Chính phủ chuyển đơn từ cuối năm 2022, song đến nay, những khiếu nại của bà Trần Hoa Sen và ông Trần Đào Huy Duy vẫn chưa được giải quyết thoã đáng

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu UBND TP Phú Quốc tổng hợp, kiểm tra nội dung đơn, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; kết quả thực hiện có văn bản thông tin đến Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh biết theo dõi.

Tương tự trường hợp của bà Sen, ngày 20/10/2022, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành văn bản số: 8328/VP-TCD gửi UBND TP Phú Quốc, về việc chuyển đơn của ông Trần Đào Huy Duy (đơn do Văn phòng Chính phủ chuyển đến). Cụ thể, ông Trần Đào Huy Duy (trú tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc, Kiên Giang) phản ánh có bất cập trong việc giao đất của gia đình ông cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành yêu cầu UBND TP Phú Quốc xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; kết quả thực hiện có văn bản thông tin đến Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh biết theo dõi.

Theo ghi nhận, cùng với bà Trần Hoa Sen và ông Trần Đào Huy Duy, còn nhiều hộ dân khác cũng có đất bị chiếm dụng đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đến nay, ngoài những văn bản “chuyển đơn”, hiện vẫn chưa có bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào ra văn bản kết luận giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại - Tố cáo. 

Trong sự việc này, UBND tỉnh Kiên Giang, UBND TP Phú Quốc chần chừ, chậm chạp trong công tác xử lý, khiến dư luận băn khoăn, ai sẽ bảo về quyền và lợi ích chính đáng của người dân bị mất đất?

Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Nhận định

Hà Nội: Xử lý hành vi 'thổi giá' bất động sản
(Tieudung.vn) Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới ký ban hành Kế hoạch về việc thúc...
 
Cách tính giá đất tăng có thực sự ảnh hưởng đến doanh nghiệp bất động sản?
(Tieudung.vn) Luật Đất đai năm 2024 đã chính thức có hiệu lực, với nhiều quy định mới về cách...
 
Đấu giá đất trong bất thường có bình thường?
(Tieudung.vn) Số lượng người tham gia đấu giá lớn, tại những cuộc đấu giá đất vừa diễn ra là...

Dự án – Nhà đẹp

Năm học mới con vui vẻ, mẹ thảnh thơi của cư dân Vinhomes Grand Park
(Tieudung.vn) Từ khi về ở tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức), việc đến trường đã không còn là...
 
Low G cùng dàn nghệ sỹ Việt siêu “hot hit” sẽ đổ bộ 8WONDER Moon Festival
(Tieudung.vn) Chi Pu, HIEUTHUHAI, GERDNANG và Low G sẽ hợp lực cùng siêu sao NE-YO, B.I khuynh đảo sân...
 
Vì sao bất động sản tồn kho càng lớn, giá bán lại càng tăng?
(Tieudung.vn) Hiện vẫn có một lượng lớn sản phẩm bất động sản (BĐS) tồn kho. Nhưng nghịch lý xảy...

Phong thuỷ

Những thứ không nên đặt trong phòng khách để tránh phạm phong thủy
(Tieudung.vn) Theo các chuyên gia phong thủy, phòng khách là không gian chính của ngôi nhà và là một...
 
Những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch giúp bình an, rước lộc, phúc khí vào nhà
(Tieudung.vn) Trong tháng 7 âm lịch, cần làm ngay những điều dưới đây để gia tăng dương khí cho...
 
Cách tính toán và lựa chọn tháng làm nhà theo tuổi đại cát, đại lợi
(Tieudung.vn) Chọn được ngày lành tháng tốt để làm nhà sẽ giúp cho quá trình xây dựng nhà ở...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.21768 sec| 864.492 kb